Tìm hiểu về loài mối - Diệt mối 24h l Diệt mối Hà Nội

Tìm hiểu về loài mối

Trên thế giới người ta đã giám định đựợc trên 2700 loài mối, ở nước ta đã giám định được trên 80 loài, giữa các loài chỉ có sự khác nhau về hình thái, về số lượng cá thể, về cấu trúc tổ…song đều giống nhau là chúng sống quần thể . Mỗi quần thể đều có sự phân công theo chức năng. Ví dụ loài mối nhà (coptermes, formosanus shir.), tổ mối trưởng thành có trên 10 triệu cá thể.

Trong tổ mối trưởng thành của các loài mối điển hình bao gồm các thành phần: mối vua, mối cánh, mối lính , mối thợ

1. Mối vua và mối chúa

Mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lao động, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Nếu diệt mối mà không diệt được “cỗ máy đẻ” này là chưa trừ tận “gốc”. Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng, chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại.

2. Mối thợ

Mối thợ hay còn gọi là mối lao động cũng từ mối non trải qua 5 đến 7 lần lột xác mà thành. Mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng. Chúng là thành phần quan trọng trong tổ, chiếm tới trên 80% tổng số cá thể, đảm nhiệm hầu hết các công việc của tổ như: kiếm thức ăn, xây dựng tổ nuôi mối chúa, mối non, mối lính bằng thức ăn đã được chế biến qua đường ruột . Mối thợ cũng tham gia chiến đấu, khi mối ở tổ khác xâm lấn hoặc tổ bị tấn công. Do các đặc điểm trên, đặc biệt là đặc điểm giao lưu từ trong tổ với bên ngoài nên thành phần này được lợi dụng để tiêu diệt hệ thống tổ một cách giám tiếp như đầu độc hoặc gây bệnh lây nhiễm.
Ngoài ra trong tổ mối còn có các thành phần mối non và mối hậu bị để thay thế trong trường hợp mối vua hoặc mối chúa chết.

3. Mối lính

    Mối lính có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển. Đầu có màu nâu hồng, có hạch độc, mỗi khi chiến đấu tiết ra chất sữa mầu trắng có tính axít. Chức năng của mối lính là canh phòng, báo động, trinh sát hộ vệ mối lao động đi kiếm ăn.
Khi gặp những tiếng động bất thường như có tiếng động mạnh, sự thay đổi cường độ ánh sáng, mùi lạ hoặc đường mui bị phá vỡ mối lính xông ra nơi có sự cố đồng thời báo độngcho quần thể . Mộtcon báo động, những con khác truyền tiếp, tạo ra những tiếng “rào rào”, tai ta có thể nghe được. Đặc điểm này được lợi dụng để phát hiện mối đang hoạt động.

4. Mối cánh

Mối cánh.

    Trong tổ mối trưởng thành, bao giờ cũng có thành phần mối cánh. Mối cánh là do mối non trải qua một số lần lột xác mà thành. Chúng cũng đi kiếm ăn như mối lao động. Hàng năm vào cuối mùa xuân khi áp xuất không khí thích hợp, nhất là vào trước các cơn mưa giông hoặc lúc hoàng hôn; thời điểm này giảm bớt cac thiên địch như chim,cóc…, chúng bay ra khỏi tổ và hướng tới những nơi có ánh sáng đèn. Sau 10 – 15 phút bay, thì rụng cánh, một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm nơi cư trú, nếu thoát được các thiên địch và tìm được các vết nứt do lún hoặc một điểm thích hợp chúng sẽ taọ ra một tổ mới.
    Như vậy phải loại bỏ được những điểm mà mối cánh có thể chui xuống làm tổ thì mới có thể phòng được mối lâu dài.

Vòng đời sinh trưởng của mối

Thức ăn chủ yếu của Mối là chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hóa nhưng đường ruột của mối có một loại siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.

Sự tồn tại của một tập đoàn mối dựa trên sự phối hợp thực hiện các chức năng một cách tự giác của các đẳng cấp. Chúng đảm bảo cho sự cân bằng về dinh dưỡng, năng lượng, vi khí hậu trong tổ, chống lại kẻ thù, đảm bảo duy trì nòi giống. Chính vì có tập tính này nên mối được gọi là côn trùng xã hội.

Tổ mối
    Các loài mối khác nhau thì cấu tạo tổ có khác nhau. Về phương diện chống mối, chúng ta cần quan tâm đến vị trí tổ, có thể chia làm hai dạng.
- Tổ mối chỉ ở trong gỗ
Ở nước ta, loài mối thường gặp là mối gỗ khô (cryptotermes domestices). Tổ chỉ là các hang rỗng, chúng đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu thường đùn một phần phân ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu. Căn cứ vào đặc điểm này có thể phát hiện ra chúng. Tuy chúng ở trong gỗ nhưng cũng đục vào sách vở quần áo để nơi kế cận tổ. Loài này mỗi tổ khoảng ba bốn trăm con, chỉ cần phất hiện tổ và dùng sơ ranh tiêm thuốc đặc trị mối trực tiếp vào tổ là diệt được.
- Tổ mối có liên quan đến đất và nguồn nước
    Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài tổ. Phần lớn các loài có cấu trúc một hệ thống tổ gồm một tổ chính và nhiều tổ phụ để dung nạp được số lượng cá thể lớn. Tổ chính có mối vua và mối chúa.Có nhiều loài tổ ở sâu trong lòng đất từ 1-2m.
    Hệ thống tổ của loài mối nhà (copt. Formosanus) vừa ở dưới đất nền và trong cấu kiện phía trên; đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song vẫn có đường nối với nguồn nước

    Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý. Kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta là vào cuối mùa xuân, phất hiện thấy nấm vũ hoá là đào được tổ. Các đối tượng khác, độ rỗng của tổ ít ảnh hưởng.