Thiết kế, thẩm định phòng chống mối

Phòng mối ngay khi bắt đầu xây dựng sẽ ít tốn kém, dễ thực hiện và hiệu quả cao. Vì trong trường hợp này, ta có thể chủ động áp dụng những biện pháp kỹ thuật tốt như cách ly chân tường, ngâm tẩm gỗ v.v…

Đối với trường hợp sau những biện pháp trên không thể thực hiện được.

Một điểm khác cần lưu ý là công trình xây dựng có nhiều loại: nhà bê tông cao tầng, nhà tranh tre, nhà vĩnh cửu, nhà tạm thời, kết cấu kiến trúc khác nhau, địa hình khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau v.v…do đó phương án thiết kế cho mỗi công trình cụ thể sẽ không giống nhau. Tuy nhiên vẫn phải theo nguyên tắc chung:

Về mặt thủ tục phải qua các bước khảo sát, thiết kế, khái toán v.v…mới đến bước thi công. Hiện nay có nhiều trường hợp, khi thiết kế không tính đến việc phòng mối, công trình đã xây dựng nữa chừng mới đưa việc phòng chống mối vào nên có nhiêu khâu không thực hiện được.

Về mặt kỹ thuật, phòng mối cho công trình đều phải xử lý ba khâu:

  • Đất nền;
  • Chân tường, mặt nền và các cấu trúc xuyên qua hoặc tiếp xúc với mặt nền;
  • Các cấu kiện gỗ phía trên.

Mối xâm nhập từ dưới đất nền vào công trình

Mối xâm nhập từ bên ngoài vào công trình

Về biện pháp thường kết hợp giữa biện pháp xử lý hoá chất và cơ học.

Xử lý đất nền 

Trong quá trình san lấp, phát hiện thấy tổ mối phải dùng thuốc sát trùng để diệt mối đồng thời phải loại bỏ các tàn dư thực vật như gốc cây, ván cốt pha kẹp lại trong khi xây dựng…

Trường hợp phải đóng cọc móng bằng che, nếu mạch nước ngầm dâng ngập cao thì không phải xử lý. Nếu ở đất khô, cọc tre cần được ngâm trong dung dịch thuốc phòng mối trước khi đóng xuống đất.

Trường hợp những tấm ván cốt pha kẹp sâu giữa hai trụ bê tông không rút ra được thì cũng phải phun thuốc phòng chống mối

Dọc theo mạch phòng lún cũng phải xử lý thuốc phòng mối

Xử lý chân tường và các cấu trúc tiếp xúc với đất nền

Như chúng ta đã biết, mối có thể đục qua được lớp vữa xây dựng thông thường, nhất là lớp vữa có vôi để tiếp cận tới các đầu gỗ gối vào tường, song mối không đục được qua lớp vữa mác cao. Vì vậy toàn bộ phía trên công trình được cách ly với mặt nền bằng lớp vữa mác cao là tốt nhất.
Muốn thực hiện được mục đích, có hai yêu cầu rất cơ bản đối với lớp cách ly là “ toàn diện và liên tục”. Toàn diện có nghĩa là lớp cách ly phải được thực hiện trên toàn bộ mặt nền công trình. Nếu chỉ thực hiện một số phòng, còn một số phòng không thực hiện thì những phòng có làm lớp cách ly cũng bị vô hiệu vì mối có thể di chuyển từ phòng này sang phòng khác. Liên tục có nghĩa là lớp cách ly phải liên kết với các cấu trúc khác, không để phá vỡ tính liên tục của lớp cách ly.

Lớp cách ly cơ học có ưu điểm so với lớp cách ly hoá chất là nó không bị phai nhạt, nếu công trình không bị biến dạng, lún nứt; tăng thêm độ bền vững của công trình và có tác dụng chống thấm.

Khoan xử lý hoá chất phòng mối cho móng ngoài công trình

Khoan xử lý hoá chất phòng mối cho móng trong công trình

Khoan xử lý điểm tiếp giáp với công trình

Khoan xử lý các vết nứt

Khoan xử lý nơi có đường ống đi qua nền công trình

Khoan xử lý mặt nền công trình


Mặt nền

Lớp cách ly ở mặt nền, nên rải ở giữa lớp vữa lát nền và lớp gạch hoa, dày ít nhất 3cm. Trường hợp không lát gạch hoa thì lớp cách ly chính là lớp mặt nền. Trường hợp nhà có tầng hầm thì lớp cách ly ở mặt nền tầng hầm phải liên kết với lớp vữa trát tầng hầm nối với lớp cách ly chân tường phía trên mặt nền.

Móng và chân tường

Móng tường nếu đựợc xây bằng lớp vữa mác cao càng tốt, ít nhất các chân tường trên bề mặt móng đều phải làm lớp cách ly dày 3-4cm. Nếu công trình có dằng móng thì có thể kết hợp làm lớp cách ly. Lớp cách ly nên đặt cao hơn mặt nền tầng sát mặt đất từ 20-25cm và phải liên kết với lớp cách ly mặt nền, bề rộng lớp cách ly phải rộng hơn hoặc bằng bề dày của tường kể cả lớp vữa trát.

Các cấu trúc khác

Các đường ống phải xuyên qua lớp cách ly mặt nền, như các đường ống cấp thoát nước, đường cáp điện, mạch phòng nún…khi xây dựng phải chừa lại để hoàn thiện sau.

Trong những trường hợp trên, sau khi lắp ráp xong, xung quanh mỗi đầu ống xuyên qua lớp cách ly đều đựợc phải xử lý thuốc phòng chống mối.

Ở những công trình có cốt sắt hình chữ I đặt ngầm trong tường như khung các xưởng sản xuất, các nhà kho v.v…, mối thường lợi dụng các mặt tiếp giáp giữa vữa và kim loại để xâm nhập vào công trình. Do đó cần xử lý kỹ ở điểm nó xuyên qua lớp cách ly.

Để đảm bảo vẻ đẹp của công trình, người ta còn lớp cách ly bằng kim loại không rỉ. Nhiều công trình ở châu âu được áp dụng kiểu này, bề rộng tấm kim loại rộng hơn bề dầy của tường, hai mép bẻ xuống một góc 450 để mối không vượt qua được.

Trường hợp cầu thang gác làm bằng gỗ, phần chân cầu thang phải đặt trên lớp bê tông mác cao.
Trong công trình nên loại trừ mọi nguồn nước ứ đọng không cần thiết. Chú ý các buồng tắm, buồng vệ sinh…, nền và tường cần được xử lý kỹ không để nước thấm.