Tìm hiểu về côn trùng và sinh vật gây hại - Diệt mối 24h l Diệt mối Hà Nội
Diệt muỗi để nói không với sốt xuất huyết
Đặc điểm của ca bệnh Bệnh nhân sốt đăng gơ (SD) có biểu hiện sốt cao đột ngột, sốt cao trên 38,5oC, kéo dài 2 - 7 ngày, đi cùng với các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, phát ban, có biểu hiện xuất huyết (dấu hiệu dây thắt dương tính); giảm bạch cầu. Bệnh nhân sốt xuất huyết đăng gơ (SXHD) có bệnh cảnh của sốt đăng gơ, có thể thêm một số triệu chứng: ban xuất huyết, đốm xuất huyết, chảy máu (chân răng, mũi, đường tiêu hóa, tại nơi tiêm, kinh nguyệt kéo dài...); giảm tiểu cầu (dưới 100.000/mm3).
Trong trường hợp nặng người bệnh có các dấu hiệu của suy tuần hoàn: mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹt (chênh lệch dưới 20 mm Hg) hoặc tụt huyết áp so với tuổi, da lạnh và ẩm, tình trạng tâm tinh thần thay đổi. Dựa vào kết quả xét nghiệm để xác định Ca bệnh SD/SXHD phân lập vi rút dengue hoặc xét nghiệm huyết thanh.
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
2. Tác nhân gây bệnh
Vi rút dengue gây bệnh SD/SXHD thuộc giống Flaviviruses, họ Flaviviridae; gồm 4 týp huyết thanh có ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 týp huyết thanh lưu hành ở khu vực Đông Nam Á và đều có thể xảy ra ở Việt Nam và luân phiên gây dịch.
Vi rút dengue có thể tồn tại, phát triển lâu dài trong cơ thể muỗi Aedes aegypti, tuy nhiên dễ dàng bị diệt khi ra môi trường bên ngoài. Các hóa chất khử khuẩn thông thường (nhóm clo hoạt tính, nhóm alcol, các muối kim loại nặng, chất ô xy hóa, chất tẩy, xà phòng...) và nhiệt độ trên 56oC bất hoạt vi rút chỉ trong vài chục phút. Vi rút có thể tồn tại lâu dài hơn (nhiều tháng, hàng năm) trong nhiệt độ âm sâu (-70oC).
3. Đặc điểm dịch tễ học
- Về địa dư: Bệnh SD/SXHD lưu hành ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi sinh sống của các loài muỗi Aedes. Ở Châu Á, bệnh lưu hành ở hầu hết các quốc gia trong khu vực. Bệnh gặp cả ở vùng thành thị, nông thôn và ngay cả miền núi, tuy nhiên tập trung cao nhất ở các khu vực có mật độ dân cư đông, tình trạng đô thị hóa cao. Việt Nam được coi là vùng dịch lưu hành địa phương, chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và Nam Trung bộ.
- Về thời gian: Bệnh thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa mưa, nhiệt độ trung bình tháng cao; ở miền Nam gần như quanh năm, ở miền Bắc từ tháng 7 tới tháng 11. Chu kỳ của dịch bệnh SD/SXHD khoảng 3 - 5 năm. Thường sau một số chu kỳ dịch nhỏ và vừa lại có một chu kỳ dịch lớn xảy ra.
- Về đối tượng mắc bệnh: Mọi người sống trong khu vực lưu hành địa phương của SD/SXHD đều có thể mắc bệnh hoặc nhiễm vi rút lành. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau giữa các nhóm dân cư. Nhóm người có nguy cơ cao mắc SD/SXHD là trẻ em, người di cư hay du lịch đến từ vùng không lưu hành sốt xuất huyết, người dân sinh sống tại các khu đang đô thị hóa, đời sống kinh tế thấp kém, vùng có tập quán trữ nước và sử dụng nước không được kiểm soát, vùng có mật độ muỗi Aedes aegypti thường xuyên cao.
4. Nguồn truyền nhiễm
Người là ổ chứa và là nguồn truyền nhiễm chủ yếu của bệnh SD/SXHD trong chu trình “người-muỗi Aedes aegypti” ở khu vực thành thị và nông thôn. Ngoài bệnh nhân, người mang vi rút dengue không triệu chứng cũng có vai trò truyền bệnh quan trọng. Trong ổ dịch SD/SXHD cứ 1 trường hợp bệnh điển hình có hàng chục trường hợp mang vi rút tiềm ẩn, không có triệu chứng.
- Thời gian ủ bệnh: Từ 3 -14 ngày, thông thường từ 5 - 7 ngày.
- Thời kỳ lây truyền: Bệnh nhân SD/SXHD là nguồn lây truyền ngay trước khi xuất hiện cơn sốt cho tới khi hết sốt, trung bình khoảng 6 - 7 ngày. Người mang vi rút không triệu chứng thường có thời kỳ lây truyền ngắn hơn. Muỗi Aedes aegypti nhiễm vi rút từ 6 - 12 ngày sau khi hút máu và có khả năng truyền bệnh suốt đời.
5. Phương thức lây truyền
Bệnh lây truyền qua véc tơ, ở Việt Nam là 2 loài muỗi là Aedes aegypti và Aedes albopictus có thểtruyền bệnh. Vi rút được truyền qua vết đốt của muỗi, chủ yếu là của loài muỗi Aedes aegypti. Đây là loài muỗi ưa thích đốt hút máu người, đốt ban ngày, thường vào buổi sáng sớm và chiều tà, có thể đốt nhiều lần trong ngày nếu chưa no máu. Muỗi trưởng thành thường trú đậu ở các góc tối trong nhà, thích đẻ trứng ở những vật chứa nước sạch trong khu dân cư. Muỗi Aedes phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng trên 20oC.
Loài muỗi Aedes albopictus ít có vai trò truyền bệnh do ít đốt hút máu người và có thể sống ngoài thiên nhiên, rừng núi.
6. Các biện pháp phòng bệnh
6.1 Biện pháp dự phòng
Những loại thuốc trên có đặc tính diệt mạnh với phổ diệt rộng, đặc biệt với các loài muỗi thuộc họ Anopheles, Aedes, Culex, Drosophila…. Thuốc có nguồn gốc thực vật, rất độc đối với động vật máu lạnh nhưng ít ảnh hưởng tới sức khoẻ của người và động vật máu nóng nên đảm bảo an toàn với người và môi trường xung quanh.
Kỹ thuật và liều lượng phun
- Phun không gian: Dùng máy phun FOG phun không gian dưới dạng mù nhiệt, diệt các côn trùng trong không gian.
Tỉ lệ pha loãng với dầu Diesel: 1 + 100.
- Phun tồn lưu: dùng máy chuyên dụng phun phủ lên tường và các vật cản, những nơi côn trùng thường cư trú.
Kỹ thuật phun tồn lưu
Tổ chức thực hiện
Đối với công trình là nhà máy, toà nhà, cao ốc văn phòng: Hanoi Pest Control Co.,ltd Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 2 -3 người bao gồm 1-5 máy chuyên dụng và 1-10 bình phun Hudson. Phun trong 1-2 ngày vào ngày nghỉ, ngày Lễ hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
Thời gian cách ly với thuốc: >= 60 phút
Với phương án sử dụng những biện pháp trên chúng tôi đảm bảo Quý Khách hàng sẽ có một môi trường lành mạnh không bị các loại côn trùng quấy rối , góp phần ngăn ngừa bệnh dịch mà vấn đảm bảo vệ sinh, an toàn, không độc hại tăng tuổi thọ và khả năng làm việc.